Trang chủ » 7 Nguyên tắc cho một CEO giỏi

7 Nguyên tắc cho một CEO giỏi

Các giám đốc điều hành (CEO) giỏi có thể là những người có tính cách, thái độ, quan niệm về giá trị, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tuy nhiên, để trở thành một giám đốc điều hành có sức thuyết phục, họ thường phải tuân thủ 7 nguyên tắc.

Trước hết, phải đặt câu hỏi “Cần phải làm điều gì?”. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà quản trị doanh nghiệp. Nếu không đặt ra được câu hỏi này, một CEO có nhiều quyền lực và tầm ảnh hưởng nhất cũng có thể trở thành một người làm việc không có kết quả.

Trả lời được cho câu hỏi này, thường nhiều nhiệm vụ khẩn cấp sẽ được đặt ra. Tuy nhiên, những CEO làm việc có hiệu quả không tự “chia mình” ra để thực hiện tất cả mà chỉ tập trung vào một nhiệm vụ có tính khả thi nhất.

Câu hỏi thứ 2 cần được đặt ra là “Điều gì đúng đắn cho doanh nghiệp?”. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với các CEO ở doanh nghiệp gia đình, nhất là khi họ phải ra những quyết định về vấn đề nhân sự. Trong một công ty gia đình thành công, một người thân trong gia đình chỉ được thăng chức nếu anh ta, cô ta vượt trội hơn những người không thuộc gia đình ở cùng một cấp bậc và điều này phải thông qua một sự đánh giá rõ ràng. Việc đặt câu hỏi “Điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp?” không đảm bảo sẽ có một quyết định đúng đắn. Bởi vì ngay cả một CEO tài giỏi nhất cũng là một con người và cũng có lúc mắc phải sai lầm và chịu ít nhiều thành kiến. Nhưng nếu không đặt ra câu hỏi này, điều gần như chắc chắn là CEO sẽ có một quyết định sai.

>>>Xem thêm: 7 điều quan trọng mà CEO thường làm

1. CEO cần xây dựng kế hoạch hành động

Nếu không chuyển những hiểu biết của mình thành hành động, khi bắt tay vào công việc, các CEO cần lên kế hoạch. Bạn cần phải nghĩ đến những kết quả không mong muốn, những hạn chế, khó khăn có thể xảy ra, những điều cần xem xét, điều chỉnh lại trong tương lai, những điểm cần kiểm tra; kế hoạch phân bổ thời gian để thực hiện kế hoạch hành động đó.

Mỗi kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp.

2. CEO phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình

Bạn chỉ nên ra quyết định khi mọi người đã thông suốt những vấn đề như tên của người chịu trách nhiệm thực hiện các kế hoạch hành động; thời hạn thực hiện; tên của những người sẽ bị tác động bởi quyết định và do đó cần phải biết, hiểu và tán đồng với quyết định đó – hay ít nhất là không chống đối mạnh mẽ; tên của những người cần được thông báo về quyết định, ngay cả khi quyết định đó không trực tiếp ảnh hưởng đến họ…

Xem xét lại quyết định một cách có hệ thống cũng là một công cụ đắc lực giúp bạn tự phát triển. Qua việc kiểm tra kết quả của một quyết định với những điều mong đợi, các CEO sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình, đâu là nơi họ đang thiếu kiến thức hay thông tin.

Thông thường, quá trình này sẽ cho họ biết quyết định của mình không mang lại kết quả như mong đợi vì họ đã không bố trí đúng người, đúng việc.

Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc là một công việc khá quan trọng nhưng nhiều CEO lại ít để ý đến, bởi những người giỏi thường đã rất bận rộn. Những CEO thông minh thường không tự mình quyết định hay hành động trong những lĩnh vực họ còn yếu mà giao phó cho người khác làm điều này.

Người ta cũng thường cho rằng chỉ có những CEO cấp cao mới ra quyết định và chỉ có quyết định của họ mới có ý nghĩa. Đây chính là một sai lầm nguy hiểm. Việc ra quyết định phải được thực hiện ở tất cả các cấp của tổ chức. Bởi vì các nhân viên cấp dưới thường biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình hơn cấp trên nên quyết định của họ thường có một tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn công ty.

3. Những CEO giỏi cũng phải tự chịu trách nhiệm trong việc truyền đạt thông tin

Họ phải bảo đảm rằng mọi người trong công ty hiểu được các kế hoạch hành động của họ. Điều này cũng có nghĩa là họ chia sẻ các kế hoạch của mình với tất cả các đồng nghiệp – cấp trên, cấp dưới, cũng như đồng sự – và mong muốn họ đưa ra những lời bình luận.

Mặt khác, họ cũng cho các nhân viên biết họ cần thông tin gì để thực hiện các kế hoạch đó. Thông tin từ cấp dưới lên cấp trên thường được chú trọng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý đến các nhu cầu thông tin của cấp trên và những người cùng chức vụ.

4. Tập trung vào các cơ hội

Những CEO giỏi thường tập trung vào các cơ hội nhiều hơn những khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả. Trên tinh thần đó, các CEO hiệu quả xem một sự thay đổi là cơ hội chứ không phải là mối đe dọa. Họ thường nhìn vào những thay đổi bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp và tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể biến sự thay đổi này thành một cơ hội cho doanh nghiệp?”.

5. Các CEO hiệu quả còn phải bảo đảm rằng những khó khăn không lấn át các cơ hội

Trong hầu hết các công ty, trang đầu tiên của bản báo cáo quản trị hằng tháng thường là những vấn đề khó khăn. Nếu là một CEO khôn ngoan, bạn nên để những cơ hội lên trước và đưa những khó khăn ra sau. Chỉ khi đã phân tích xong các cơ hội, bạn mới quay sang thảo luận những khó khăn.

6. CEO phải tổ chức những cuộc họp có hiệu quả

Bí quyết để tổ chức một cuộc họp có hiệu quả là xác định trước đó là cuộc họp gì. Các loại cuộc họp khác nhau đòi hỏi các hình thức chuẩn bị khác nhau và sẽ đi đến những kết quả khác nhau. Sau khi đã xác định nội dung và hình thức của cuộc họp, bạn nên bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi đã đạt được mục đích chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để thảo luận mà nên tóm tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp.

Việc theo dõi, triển khai những kết luận của cuộc họp cũng quan trọng không kém bản thân cuộc họp.

7. Dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói

Các CEO có hiệu quả hiểu rằng họ là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong tổ chức và điều này không thể chia sẻ hay giao phó cho ai. Tuy nhiên, họ có được quyền lực chỉ vì họ được tổ chức tin tưởng. Điều này có nghĩa là họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của tổ chức trước khi họ nghĩ đến nhu cầu và cơ hội của bản thân.

Để có được sự tin tưởng của các nhân viên và trở thành một người có tính thuyết phục, bạn không nên dùng từ ”tôi” trong suy nghĩ và hành động của mình mà thay vào đó bạn nên dùng từ ”chúng tôi”.

  (Theo DNSG)

Bài viết liên quan

08 Bước ‘thần thánh’ để chinh phục mọi khách hàng

08 Bước ‘thần thánh’ để chinh phục mọi khách hàng

10/10/2021

Bán hàng là cả một nghệ thuật đối với mỗi người, chính vì vậy việc học tập kỹ năng của những người thầy bán hàng ‘bậc thầy’ là điều vô cùng cần thiết đối với những ai muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp. 8 Bước ‘thần thánh’ để chinh phục mọi khách hàng […]

Rối loạn lo âu, ám ảnh, sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn lo âu, ám ảnh, sợ hãi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

23/09/2021

Rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi là tình trạng sợ hãi thái quá và vô lý đối với những tình huống hay sự việc không thực sự mang tính chất quá nguy hiểm. Chứng ám ảnh sợ hãi này sẽ duy trì trong một thời gian dài và gây ra nhiều phản ứng […]

Những cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng mọi thời đại

Những cuốn sách hay về kinh doanh nổi tiếng mọi thời đại

18/09/2021

Kinh doanh là một trong những lĩnh vực được con người quan tâm và theo đuổi nhằm hướng tới cuộc sống tự chủ, tự do. Vậy, khi đi theo con đường kinh doanh nên đọc sách về kinh doanh như nào? Hãy cùng điểm qua top các cuốn sách hay về kinh doanh kinh điển […]

10 Phong cách sống trên Thế Giới (Phần 1)

10 Phong cách sống trên Thế Giới (Phần 1)

30/08/2021

Có thể bạn đã nghe đến những cái tên như hygge – phong cách sống tìm hạnh phúc từ những điều bình dị của người Đan Mạch hay quan niệm sống lagom – “biết đủ là hạnh phúc” của người Thuỵ Điển. Vùng đất hạnh phúc nhất thế giới Bắc Âu với lối sống văn […]

0879723456
Chat zalo